Nguyên nhân và cách phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân và cách phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp cho biết, ước tính khoảng 25 – 35% dân số Việt Nam mắc bệnh suy tĩnh mạch chân, phần lớn bệnh nhân là nữ giới, từ 35 tuổi trở lên. Dưới đây là một số triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch là gì ?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến thường gặp, nhất là phụ nữ có sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ mang thai nhiều lần, những người làm việc trong môi trường nóng, phải đứng lâu hoặc ngồi lâu, ít vận động. Có đến 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là hay bị chuột rút, phù quanh mắt cá, mỏi chân, căng tức bắp chân… khiến người bệnh nhầm lẫn là bệnh loãng xương.
Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, khi thấy chi dưới có nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, người bệnh cần đi siêu âm để chẩn đoán sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch là do suy và tổn thương những van tĩnh mạch đưa đến giãn tĩnh mạch. Người bệnh có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động như:
  • Đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều.
  • Phù chân: Thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn chân; có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường.
  • Chuột rút, cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân
  • Gân xanh: tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) , đôi chỗ giống như hình pháo bông hay nổi to ngoằn ngoèo như con giun dưới da.
  • Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó trị liệu.
Các mạch máu nổi lên là dấu hiệu ban đầu của suy giãn tĩnh mạch
Các mạch máu nổi lên là dấu hiệu ban đầu của suy giãn tĩnh mạch


Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bình thường các động mạch đưa máu đỏ ( chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các mô) , tĩnh mạch đưa máu đen (nghèo oxy, ít dinh dưỡng) từ các mô về tim. Để đưa máu trở về tim, các tĩnh mạch ở chân của bạn phải làm việc chống lại trọng lực. Sự co thắt của các cơ ở chân của bạn và sự đàn hồi của thành tĩnh mạch giúp máu đến tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch của bạn hoạt động như một mái chèo và mở ra để máu chảy về phía tim của bạn sau đó đóng để ngăn chặn máu chảy ngược trở lại.
Khi các van tĩnh mạch này bị suy khả năng đưa máu về tim bị giảm sút và mỗi lần đóng van sẽ có một lượng máu chảy ngược lại dẫn đến ứ đọng máu đen ở vùng thấp nhất là chân. Tình trạng ứ máu này dẫn đến giãn tĩnh mạch và những rối loạn sinh hóa gây ra những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch:

Gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó hỗ trợ điều trị.
Xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch gây viêm tắc tĩnh mạch.
Tắc mạch máu phổi là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Lâu dần bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại.

Phòng ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý có nguyên nhân do chế độ làm việc và ăn uống. Vì thế để phòng ngừa bệnh này chúng ta cần phải thực hiện các việc sau đây.
  • Không nên đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là đối với nhân viên văn phòng. Sau mỗi giờ làm việc, nên giành thời gian để đứng dậy tập một số bài thể dục đơn giản.
  • Đối với phụ nữ, nên hạn chế mặc những loại quần, tất bó sát chân. Không nên ngồi vắt chéo chân quá lâu.
  • Nên tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể tập những môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp…
  • Ăn nhiều rau, củ, quả là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
BoniVein có tác dụng phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch
BoniVein có tác dụng phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch

Ngoài các phương pháp phòng ngừa trên, bạn có thể tìm đến một sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Đó chính là BoniVein - sản phẩm đến từ Canada. Với công nghệ nano, BoniVein bao gồm các chiết xuất hạt dẻ ngựa, rutin, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, ... có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, tăng cường sức khỏe và làm mao mạch dẻo dai, bền chắc, đồng thời tăng cường chức năng mao mạch và tĩnh mạch. Đồng thời, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm tan huyết khối. Không chỉ vậy, các chiết xuất này còn có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng phù chân,và các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Sản phẩm BoniVein đã được bộ y tế kiểm nghiệm và trao tặng giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khỏe người tiêu dùng.

Bình luận Facebook